Test Footer 1

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Top 10 niềm hi vọng gây thất vọng nhất Premier League

Thi đấu rất ấn tượng trong màu áo đội bóng cũ, được những CLB tại Premier League bỏ ra khoản tiền không nhỏ để chiêu mộ nhưng những cầu thủ dưới đây lại trở thành nỗi thất vọng lớn.

10. Alberto Aquilani (từ Roma đến Liverpool, 17 triệu bảng - 2009)



Khi đưa Aquilani về Liverpool, HLV Rafa Benitez hi vọng tiền vệ người Italia sẽ là người thay thế vị trí của Xabi Alonso (trở về thi đấu cho Real Madrid). Tuy nhiên, đáp lại mức giá chuyển nhượng cao ngất mà đội bóng vùng Merseyside chi ra chỉ là phong độ nghèo nàn của cầu thủ từng được mệnh danh là "Hoàng tử".


Aquilani nhanh chóng bị tống về Juventus sau chỉ một mùa chơi cho Liverpool, sau đó anh còn được cho tiếp AC Milan mượn trước khi bán đứt hẳn sang Fiorentina.

9. Tomas Brolin (từ Parma đến Leeds, 4,5 triệu bảng - 1995)


Leeds từng hi vọng ngôi sao của ĐT Thụy Điển tại Euro 1992 sẽ là sự bổ sung lý tưởng cho đội bóng. Tuy nhiên, Tomas Brolin đã không gặp may tại nước Anh. Cựu tiền đạo người Thụy Điển thường xuyên bị chấn thương hành hạ kể từ khi gia nhập Leeds. Brolin chỉ đóng góp 4 bàn thắng trong hai mùa giải thi đấu tại đây.


<p>Liên hệ quảng cáo: 04.3719.1456</p>8. Stephane Guivarc'h (từ Auxerre đến Newcastle, 3,5 triệu bảng – 1998)


Cựu tiền đạo người Pháp này chỉ thi đấu đúng 4 trận trong thời gian khoác áo Newcastle. Ban lãnh đạo Chích Chòe đã bán Stephane Guivarc'h cho Rangers (Scoltland) ít tháng sau khi chiêu mộ cầu thủ này từ Auxerre.


7. Fernando Morientes (từ Real Madrid đến Liverpool, 6,3 triệu bảng – 2005)





3 lần lên ngôi tại Champions League cùng Real Madrid và ghi gần 100 bàn thắng, Fernando Morientes được Liverpool đặt rất nhiều kì vọng. Tuy nhiên, chân sút người Tây Ban Nha chỉ còn là cái bóng của chính mình tại sân Anfield. Trong một mùa bóng chơi cho The Kop, Morientes chỉ ghi được 12 bàn thắng sau 60 lần ra sân.


6. Afonso Alves (từ Heerenveen đến Middlesbrough, 13, 5 triệu bảng – 2008)


Từng là một tay săn bàn đáng sợ khi thi đấu cho CLB Hà Lan, Heerenveen nhưng phong độ Afonso Alves suy giảm nghiêm trọng khi chuyển tới Middlesbrough. Bỏ ra 13,5 triệu bảng để có được chữ ký của chân sút Brazil nhưng Middlesbrough chỉ nhận được vỏn vẹn 13 bàn thắng. Trung bình, Boro phải chi ra 1 triệu bảng/ bàn thắng cho Afonso. Thậm chí mùa bóng 2008/09, Middlesbrough còn bị xuống chơi ở giải hạng Nhất.




5. Francis Jeffers (từ Everton đến Arsenal năm,8 triệu bảng – 2001)


HLV Arsene Wenger luôn tỏ ra khôn ngoan và tỉnh táo trên thị trường chuyển nhượng, nhưng trường hợp của Francis Jeffers thì hoàn toàn ngược lại. Từng được ca tụng là tương lai của bóng đá nước Anh, nhưng Francis Jeffers chỉ ghi được đúng 4 bàn trong 4 năm gắn bó với Arsenal.


4. Owen Hargreaves (từ Bayern Munich đến Man Utd, 17 triệu bảng – 2007)





Owen Hargreaves đã chơi rất nổi bật trong màu áo của Bayern Munich. Chính vì thế trong nỗ lực tìm kiếm người thay thế xứng đáng vị trí của Roy Keane, HLV Alex Ferguson đã đưa anh về Old Trafford với giá chuyển nhượng không hề nhỏ. Nhưng Manchester không phải mảnh đất lành cho tiền vệ sinh ra tại Canada này.


Hargreaves gặp chấn thương liên miên và nếu có kiếm được cơ hội ra sân thì Fergie cũng thường sử dụng anh ở vị trí…hậu vệ cánh phải. “Bệnh nhân người Anh” của M.U cuối cùng đã không được ký mới hợp đồng sau 4 năm.


3. David Bentley (từ Blackburn đến Tottenham, 15 triệu bảng – 2008)


Tottenham từng phải bỏ ra 15 triệu bảng để chiêu mộ anh từ Blackburn với hy vọng làm tăng thêm sức mạnh tấn công của đội bóng. Thế nhưng, tiền vệ phải được xem là truyền nhân của David Beckham đã làm những người tin tưởng anh phải chán nản. Bentley bị đẩy đến Birmingham rồi West Ham và đến nay vẫn chưa có một CLB nào muốn chiêu mộ Bentley.




2. Andriy Shevchenko (từ AC Milan đến Chelsea, 30 triệu bảng – 2006)





Tới Chelsea với mức phí chuyển nhượng 30 triệu bảng, Andriy Shevchenko được xem là bản hợp đồng kỷ lục thời bấy giờ. Thế nhưng, “bom tấn” người Ukraina nhanh chóng gây thất vọng. Cầu thủ hay nhất châu Âu 2004 chỉ ghi được 9 bàn trong 48 lần ra sân tại giải Ngoại hạng Anh và tỏ ra không phù hợp với lối chơi Chelsea. Năm 2008, Sheva trở lại Milan theo hợp đồng mượn, kết thúc hai mùa bóng chật vật ở London.


1. Juan Sebastian Veron (từ Lazio đến M.U, 28, 1 triệu bảng – 2001)





Cũng giống như Shevchenko, Veron là một ví dụ khác cho thấy các ngôi sao đến từ Serie A khó tỏa sáng tại giải Ngoại hạng Anh. Bỏ ra khoản tiền kỷ lục 28,2 triệu bảng, HLV Alex Ferguson từng kỳ vọng tiền vệ người Argentina trở thành nhạc trưởng mới của M.U.


Thế nhưng, chiến lược gia người Scotland sớm phải thất vọng. Hai mùa giải thi đấu cho Quỷ đỏ Veron không để lại ấn tượng gì đặc biệt. Vị trí nhạc trưởng vẫn thuộc về Paul Scholes. Mùa Hè 2003, M.U may mắn gỡ lại một nửa số tiền mua về khi bán Veron cho Chelsea.

1 nhận xét: